Nội dung bài viết
Nếu như bạn đã tìm hiểu về SEO là gì thì bạn sẽ biết SEO được chia làm 2 loại là Onpage và Offpage. Với bài viết này Nam Phong Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO Onpage là gì? Và những công việc 1 SEOer cần làm khi Onpage trong SEO.
SEO Onpage Là Gì?
Trước tiên, hãy cùng Nam Phong Media tìm hiểu SEO Onpage là gì? Để bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa hình thức, nội dung và cấu trúc các trang trong website sao cho chi tiết và cụ thể hơn nhằm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Quá trình này được thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành xong cơ bản về việc làm nội dung và đẩy link.
Việc thực hiện SEO Onpage sẽ được thực hiện song song với quá trình phân tích hiệu quả đầu tư SEO. Như vậy có nghĩa là chỉ được dừng SEO Onpage khi các doanh nghiệp ngừng việc đầu tư SEO.
Tại Sao Cần SEO Onpage?
Sau khi bạn hiểu được khái niệm về SEO Onpage thì bạn cần biết tại sao cần SEO Onpage. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:
Tưởng tượng Google bot là 1 cỗ máy online. Nó sẽ đi qua các website và thu thập dữ liệu dưới dạng văn bản (text). Và googlebot không thể hiểu được nội dung bài viết trong website của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ thông qua các tiêu chí sau để đánh giá chủ đề bài viết: Keywords Density, Title (tiêu đề), Meta Description (Mô tả ngắn), Meta Keywords (từ khóa), các đoạn alt text và URL (đường link).
Như vậy, nếu bạn không làm rõ chủ đề cần hướng tới ở các mục trên thì Googlebot hoàn toàn có thể hiểu sai về chủ đề website của bạn. Hoặc hiểu rằng các bài viết trên site không thực sự tập trung vào chủ đề mà từ khóa đang nhắm đến. Điều đó làm từ khóa của bạn không thể lên top cao. Và nếu không thực hiện SEO Onpage và Onpage liên tục thì doanh nghiệp của bạn khó có được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm.
Tiêu Chuẩn Của SEO Onpage Mà SEOer Cần Biết
Dưới đây là những tiêu chuẩn mà google ưu tiên của SEO Onpage. Đây cũng là những điều mà SEOer cần làm và hoàn thiện cho bài viết, trang website của mình để đẩy top từ khóa của mình.
Tối Ưu URL Trong SEO Onpage
URL là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến SEO Onpage. Một Url cần được tối ưu sao cho ngắn và có chứa từ khóa trọng điểm (lượng search cao nhất).
Vì vậy, một URL chuẩn SEO Onpage tốt cần 3 yếu tố sau:
- Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất)
- Ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
- Liên quan đến nội dung bài viết
Tối Ưu Title (Tiêu Đề)
Tiêu đề đủ kích thích sẽ giúp bạn dễ dàng có được lượt truy cập của người dùng internet. Về góc độ công cụ tìm kiếm như Google, tối ưu tiêu đề sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó hiểu được nội dung bài viết.
Nếu là trước đây bạn chỉ cần đặt từ khóa vào tiêu đề thôi cũng đủ để tăng thứ hạng từ khóa. Thì hiện tại google đã nâng cấp hơn và giảm độ quan trọng của việc đặt từ khóa vào tiêu đề. Dưới đây là những lưu ý cho bạn cần biết khi đặt tiêu đề:
- Mỗi Title ngăn cách nhau bằng | hoặc –
- Nên chứa những từ khóa cần SEO Onpage có lượng search cao thứ 2 (Từ khóa có lượng search cao nhất sẽ để ở URL)
- Không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL
Ví dụ: URL đã là dich-vu-seo thì Title không nên chỉ là “dịch vụ seo” mà nên là “dịch vụ seo chuyên nghiệp”. - Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu Title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
- Cũng không nên giống Heading 1. Bạn cần đặt Title bằng từ khóa liên quan và từ khóa giống nhau.
- Chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng phải tự nhiên.
Lưu Ý Đối Với Trang Chủ
Trong trường hợp bạn thực hiện SEO Onpage cho trang chủ (homepage) thì trang chủ cần phải:
- Có tên thương hiệu ở Title.
- Title phải thể hiện được nội dung của toàn bộ domain và hỗ trợ rõ nghĩa cho các thư mục cha.
Ví dụ trang của bạn về thương mại điện tử thì bạn cần đặt tiêu đề trang chủ phải bao hàm hết nội dung để google hiểu và crawl hết các nội dung con nhanh hơn.
Heading 1 Trong Onpage SEO
Google chú trọng đến sự liên quan. Chính vì vậy khi tiến hành tối ưu heading 1 bạn cần đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể. Dưới đây là những lưu ý:
- Chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (có nhiều lượng search thứ 3)
- Bao hàm nội dung bài viết
- Chỉ có 1 thẻ Heading 1 duy nhất. Nếu bạn có nhiều thẻ Heading 1, sẽ làm Google bối rối ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết
- Phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.
Heading 2-3 Trong Onpage SEO
Một số lưu ý khi tối ưu Heading 2-3:
- Ngắn gọn, thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập
- Triển khai nhiều Sub-Heading nhiều nhất có thể
- Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc Semantic Keywords. Đừng quá nhồi nhét từ khóa, phải ưu tiên ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn
- Các Heading 2-3 ảnh hưởng mạnh tới SEO còn 4-6 thì không ảnh hưởng đến nhiều
TOC (Table of Content – Mục Lục)
Khi mua 1 cuốn sách đôi khi bạn không đọc hết cả quyển sách mà xem mục lục để tìm được thông tin mong muốn. Vì vậy TOC cần thiết, nó đóng vai trò điều hướng, giúp người đọc đi đến phần mình đang tìm kiếm.
In Đậm Keyword Chính Trong Bài
- Các từ khóa SEO chính phải được in đậm trong bài viết.
- Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài. Ngoài ra, dàn trải từ khóa phụ/từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt để tăng độ liên quan giữa các ý, tạo thành chủ thể thống nhất cho bài viết.
Dù dùng bất cứ thủ thuật nào cũng ưu tiên sự tự nhiên.
Độ Dài Bài Viết
Độ dài bài viết là 1 trong những yếu tố sơ bộ mà google dùng để đánh giá bài viết của bạn có chuyên sâu và hướng tới người dùng hay không. Theo như Jonah Berger thì con số 1890 là con số tốt nhất cho 1 bài SEO.
Jonah Berger chứng minh rằng, những bài viết trên 2000 chữ có xu hướng được chia sẻ nhiều nhất. Bởi vì có nội dung chuyên sâu hơn, nên thời gian người dùng dành ra để ở lại web và đọc bài viết cũng sẽ lâu hơn.
Tất nhiên không thể nói là một bài viết 400 chữ không có khả năng lên top cao hơn bài 190 chữ. Mà bài viết hơn 1890 chữ sẽ có lợi thế hơn một chút so với những bài viết ngắn.
Semantic Keyword
Điều này cũng giống như tạo độ chuyên sâu cho content. Khác với từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing), Semantic Keywords là từ khóa giúp người dùng và Google hiểu được ngữ cảnh/chủ đề của bài viết hơn.
Ví dụ, bạn SEO từ khóa Steve Jobs. Những từ Semantic Keyword bạn có thể chèn vào bao gồm:
- Steve Jobs
- Người sáng lập Apple
- Macintosh, …
Những từ khóa Semantic Keywords sẽ giúp người dùng và Google hiểu rõ ngữ cảnh hơn nên khi nói đến Steve Jobs. Bạn có thể thêm vào CEO vì đây là người sáng lập nên Apple.
Đừng nghĩ rằng tối ưu bài viết SEO về từ khóa Steve Jobs thì mật độ từ khóa Steve Jobs là 5%, do vậy phải in đậm từ khóa Steve Jobs và nhồi nhét từ khóa này vào bài viết …
Hình Ảnh
Không chỉ tối ưu keyword và nội dung của bài viết mà bạn cần phải chú ý tới việc tối ưu hình ảnh đăng tải trên website của mình hiệu quả bằng cách:
- Đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ.
- Tối ưu SEO tags cho các hình ảnh.
- Các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (Title, Subtitle, Author, Meta Description …) hoặc tối thiểu đặt tên hình ảnh trước khi upload.
Vì Googlebot không nhận biết được hình ảnh, chỉ có thể đọc được chữ cái hay kí tự mà thôi. Vì vậy, thêm text vào hình ảnh sẽ giúp Google nhận biết nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Lưu ý:
- Sử dụng các thẻ alt text (chèn Semantic Keywords hoặc các Keywords SEO). Các thẻ alt có nội dung mô tả đầy đủ sẽ giúp hình ảnh lên top Google Image.
- Hình ảnh đầu tiên nên chứa từ khóa SEO chính xác nhưng cũng tránh chèn nhiều từ khóa trong hình.
Tối Ưu Meta Description
Đoạn meta description giúp người truy cập internet hiểu sơ qua về nội dung bài viết. Đoạn này thường có 156 ký tự.
Ở thời điểm hiện tại, chèn từ khóa vào Meta Description không được quan tâm nhiều bởi vì không còn hiệu quả nhiều như xưa nữa. Vì vậy thay vì cố gắng nhồi nhét từ khóa ở trong phần mô tả này, hãy cố gắng tối ưu cho CTR, khiến cho traffic vào website bạn cao hơn. Từ đó, gián tiếp cải thiện thứ hạng từ khóa.
Tối Ưu Readability
Readability được hiểu là là khả năng độc giả có thể thu thập thông tin trên bài viết của bạn.
Điều này vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới 4 yếu tố:
- Bounce Rate (tỷ lệ thoát)
- Dwell on time (thời gian đọc bài viết)
- Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi)
- Featured Snippets. Vâng! Một trong những yếu tố quan trọng nhất và ít người biết đó là khi bạn tối ưu Readability đúng cách, bạn đã tăng cơ hội của mình lên vị trí top 0 (đoạn trích nổi bật) hơn rất rất rất nhiều.
Xem thêm :
Tại sao nó lại ảnh hưởng đến 4 yếu tố trên?
Đơn giản, khi tối ưu Readability, bạn sẽ giúp người dùng dễ dàng thu thập thông tin hơn. Điều đó dẫn đến việc họ sẽ ở lại đọc bài viết lâu hơn.
Kết hợp với liên kết nội bộ, Readability sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát và tăng tỉ lệ chuyển đổi lên rất nhiều.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn.