Nội dung bài viết
Topic Cluster (Cụm chủ đề) nhanh chóng đã trở thành xu hướng phổ biến trong xây dựng và phát triển chiến lược nội dung. Khi triển khai nội dung thiết lập Website cho doanh nghiệp, bạn nên tập trung tạo nhiều cụm liên quan đến chủ đề chính, bao gồm một trang “trụ cột” và các trang con. Điều này không chỉ giúp bạn giảm thiểu lỗi phức tạp trong quá trình làm nội dung, mà còn nâng cao trải nghiệm của người dùng. Hãy cùng Nam Phong Media tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Topic Cluster là gì ?
Phương pháp Topic Cluster, còn được gọi là kỹ thuật “Pillar và Cluster” được Hubspot nghiên cứu và đề cập lần đầu tiên vào năm 2017. Đây là một hệ thống các bài viết và trang Web được liên kết chặt chẽ với nhau.
Pillar và Cluster chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể, bao quát và khai thác sâu về chủ đề đó, bao gồm một Pillar Content (chủ đề trọng tâm) được liên kết đến một số trang khác (Cluster Content: các chủ đề phụ) trên cùng một trang Web.
Cấu trúc Topic Cluster là gì ?
Một cấu trúc Topic Cluster sẽ bao gồm 3 thành phần: 1 Pillar Page (trang trụ cột), các Cluster Content (chủ đề phụ) và Internal Link. Vậy Pillar Page là gì? Cluster Content là gì? Internal Link là gì? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nội dung dưới đây.
1. Pillar Page – trang trụ cột
Pillar Page hay Content Pillar (trang trụ cột) là trang Web tổng quan về một chủ đề chính, kết nối với các chủ đề phụ thông qua các bài viết chuyên sâu. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nội dung của Pillar Page cần phải toàn diện, giải đáp được hầu hết các câu hỏi xoay quanh chủ đề lớn mà không cần trả lời quá chi tiết hay cụ thể.
Nói một cách dễ hiểu, Pillar Page tương tự như các bài hướng dẫn “tất tần tật về điều bạn cần biết trước khi…” đối với một chủ đề nhất định và thường có khoảng 2.000 đến 10.000 từ. Đồng thời, Pillar Page phải khích lệ người đọc nghiên cứu thêm về các nội dung có giá trị liên quan.Ví dụ: Tôi có chủ đề về bệnh đái tháo đường, vậy Pillar Page là: Bệnh đái tháo đường là gì? Tổng hợp một vài thông tin quan trọng về bệnh đái tháo đường.
2. Cluster Content – cụm chủ đề
Cluster Content là tập hợp các nội dung chi tiết về từng chủ đề mà đã được đề cập trong Pillar Page. Thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa từng nội dung riêng lẻ dựa trên từ khóa độc lập, Cluster Content giúp kết nối chúng lại với nhau một cách chặt chẽ và có hệ thống. Nói cách khác:
- Cluster Content bao gồm tất cả các bài viết chuyên sâu liên quan đến chủ đề được đề xuất trong Content Pillar.
- Mỗi Cluster Content sẽ đóng vai trò quan trọng để làm rõ nghĩa hơn về chủ đề cốt lõi trong toàn bộ hệ thống Topic Cluster.
Ví dụ: Lấy chủ đề tương tự như ở phần trên về bệnh đái tháo đường, cluster content sẽ là:
- Top 7 dấu hiệu bệnh đái tháo đường nguy hiểm mà bạn không ngờ đến.
- Nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường ở người Việt.
- Cách chữa trị bệnh đái tháo đường theo biến chứng.
- Phòng ngừa bệnh đái tháo đường như thế nào là hiệu quả?
- Chế độ ăn và sinh hoạt cho người bị bệnh đái tháo đường.
3. Internal Link (Hyperlink) – liên kết nội bộ
Internal link (liên kết nội bộ) là một liên kết dẫn từ trang Web này sang trang Web khác trên cùng 1 tên miền (Domain). Trong trường hợp này, tất cả các Cluster Content sẽ được Internal Link với nhau và cùng trỏ về Pillar Page. Như vậy sẽ thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng Pillar Page là một trang thông tin tổng quan, chia sẻ nội dung bao quát về chủ đề đó.
7 bước triển khai Topic Cluster hiệu quả
Mặc dù tất cả mọi người đều nhận thức được giá trị quan trọng của cụm chủ đề Topic Clusters, nhưng không phải ai cũng đạt được thành công trong việc triển khai. Dưới đây, GOBRANDING sẽ chia sẻ với bạn một cách đơn giản để xây dựng cấu trúc cụm chủ đề mang lại hiệu quả tối đa. Sẽ có tổng cộng 7 bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
1. Bước 1: Chọn topic mà bạn muốn Rank Top
Bước đầu tiên bạn phải lựa chọn một chủ đề cụ thể để phát triển. Quan trọng là phải tập trung vào những chủ đề đang thu hút nhiều sự quan tâm của độc giả, như vậy mới tối ưu hóa và rút ngắn quá trình lên Top của trang Web. Bất kể chủ đề nào được chọn, ưu tiên luôn được đặt vào giá trị mà doanh nghiệp hướng đến cùng với những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi truy cập vào Website.
Một chủ đề chất lượng sẽ làm cho trang Web của bạn trở nên chuyên nghiệp và gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Để xây dựng được cụm chủ đề Topic Clusters, chủ đề cốt lõi cần có đủ độ lớn và nội dung để triển khai được ít nhất là 5 bài viết. Để thực hiện bước đầu này một cách tốt nhất, doanh nghiệp nên dựa vào những câu hỏi sau đây:
- Khách hàng tiềm năng đang mong muốn điều gì từ trang Web của bạn?
- Nội dung chủ đề có khả năng khai thác được đa dạng từ khóa hay không?
- Cách triển khai chủ đề cốt lõi thành các chủ đề nhỏ sẽ như thế nào?
- Chủ đề chính có thể được liên kết với các chủ đề tiếp theo hay không?
2. Bước 2: Nghiên cứu từ khóa theo chủ đề cốt lõi
Sau khi xác định chủ đề trọng tâm ở giai đoạn đầu tiên, bước tiếp theo mà bạn cần làm là nghiên cứu các từ khóa liên quan đến chủ đề đã chọn. Đây là bước vô cùng quan trọng giúp thu hút khách hàng tiềm năng tìm kiếm và truy cập vào trang Web của bạn để tìm hiểu thông tin. Để nghiên cứu được các từ khóa phù hợp nhất, bạn cần thực hiện theo một số cách thức được chia sẻ bởi các chuyên gia trong lĩnh vực dưới đây:
- Dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu trang Web của đối thủ đã tồn tại lâu năm trên thị trường.
- Phân tích các trang Web có chủ đề nước ngoài để mở rộng đa dạng từ khóa và nâng cao chất lượng nội dung.
Bên cạnh đó, chất lượng từ khóa cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kế hoạch phát triển cụm chủ đề. Dựa vào các tiêu chí dưới đây để đánh giá từ khóa:
- Chất lượng từ khóa xếp hạng thấp.
- Chất lượng từ khóa xếp hạng cao.
- Các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang tập trung phát triển, đang có xếp hạng cao.
3. Bước 3: Nhóm từ khóa theo cụm chủ đề
Sau khi xác định chủ đề chính và xây dựng hệ thống từ khóa chất lượng, bước tiếp theo mà bạn cần làm là sắp xếp từ khóa lại một cách hợp lý. Hãy tiến hành phân loại các từ khóa theo nhóm chủ đề đã chọn, đảm bảo phù hợp với mục đích tìm kiếm dựa trên đánh giá của người dùng trên thị trường. Việc này rất cần thiết, vì nó sẽ giúp bạn đưa nội dung đến gần hơn với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Một chủ đề cốt lõi sẽ triển khai được ít nhất 5 nội dung phụ, do đó việc phân nhóm từ khóa là hết sức quan trọng. Bạn nên phân chia các từ khóa cho từng chủ đề riêng biệt, như vậy sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho bạn trong việc xây dựng các liên kết liên quan.
4. Bước 4: Kiểm tra lại các nội dung hiện có trên Website
Sau đó, bạn nên kiểm tra toàn bộ nội dung hiện có trên trang Web để tìm cách xử lý hiệu quả. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức triển khai các bài viết mới mà không bị trùng lặp với nội dung sẵn có. Có thể trang Web trước đây tuân theo một cấu trúc khác, do đó sẽ có hệ thống nội dung khác mà bạn cần loại bỏ và sắp xếp lại từ đầu.
5. Bước 5: Viết nội dung cho Pillar page và Cluster Content
Quá trình viết nội dung cho Pillar Page và Cluster Content cần đặc biệt cẩn thận và chú trọng. Tất cả các bài viết phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Đối với Pillar Page: Bài viết có độ dài từ 3000 – 5000 chữ, bao gồm nội dung đầy đủ và toàn diện, bao quát tất cả các Cluster Content mà Pillar Page chứa.
- Đối với Cluster Content: Bài viết sẽ tập trung theo hướng giải quyết chuyên sâu vấn đề và phải tuân thủ tiêu chuẩn SEO cùng với việc tối ưu từ khóa để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Nội dung cần hấp dẫn, sáng tạo và thu hút sự quan tâm của người đọc.
Khi thực hiện viết nội dung cho cụm chủ đề Topic Clusters, có những quy tắc quan trọng mà bạn cần tuân thủ:
- Chất lượng của bài viết luôn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, không cần quá quan tâm đến độ dài hay ngắn của nội dung.
- Bài viết được xây dựng với sự nhất quán và rõ ràng ở từng mục để người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin.
6. Bước 6: Internal link các nội dung đã xuất bản
Sau khi hoàn tất Pillar Page và các Cluster Content, bạn cần đảm bảo rằng:
- Các Cluster Content được liên kết không chỉ với trang Pillar Page mà còn tự liên kết với nhau.
- Bạn hiểu là những liên kết này luôn có tính chất 2 chiều, đi Internal Link nội dung sao cho phù hợp để kích thích người đọc nhấp chuột vào.
7. Bước 7: Theo dõi và đánh giá các chỉ số
Có thể thấy việc quản lý đối với bất kỳ hoạt động nào liên quan đến xây dựng và phát triển trang Web là điều cần thiết. Sau khi triển khai các chủ đề chính, bước quan trọng cuối cùng là đo lường hiệu quả công việc để xác định liệu kết quả đã đạt được mục tiêu mong muốn hay chưa. Bằng cách theo dõi và đánh giá các chỉ số thu được, bạn sẽ xác định được hướng phát triển phù hợp cho trang web trong tương lai.
Sử dụng cấu trúc Topic Clusters, quá trình theo dõi có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng. Đối với các trang Web mới tạo, thời điểm để thấy rõ hiệu quả có thể lâu hơn. Sau khoảng thời gian đó, bạn sẽ đánh giá được nội dung nào tốt, trang viết nào chưa tốt để cải thiện đạt hiệu quả tốt hơn.
Một số đầu mục cần theo dõi đó là:
- URL của trang (Pillar Page và Cluster Content).
- Từ khóa của từng trang.
- Mỗi trang đi Internal Link như thế nào? Liệt kê đường Link nội bộ được chèn trong trang đó.
- Liệt kê Outlink từng trang.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết nhất cho bạn về thuật ngữ Topic Clusters cùng 7 bước triển khai Topic Cluster hiệu quả. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, đây thực sự là một công cụ quan trọng để tạo nên sự nổi bật cho trang Web của bạn.